TĐH04
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TĐH04

Mọi người góp sức xây dựng forum nhé!
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Cho con ngồi ở Giảng Đường :((

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
maihathuong
Xùy Tin
maihathuong


Tổng số bài gửi : 122
Điểm : 161
Birthday : 25/09/1989
Join date : 02/10/2010
Age : 34
Đến từ : My~Ha`_Lang Giang_Bac Giang

Cho con ngồi ở Giảng Đường :(( Empty
Bài gửiTiêu đề: Cho con ngồi ở Giảng Đường :((   Cho con ngồi ở Giảng Đường :(( EmptySat Nov 13, 2010 10:01 pm

Cho con ngồi ở giảng đường
Có một cô gái ngày ngày đến giảng đườngnhư bao bạn học khác, không hề biết rằng ngoài kia, người cha của mình đangmiệt mài đạp xe rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm bán dạo...
Cũng có một người mẹ gầy ngày đêm tảo tần với gánh hàng rong oằntrên đôi vai...

Tất cả những lo âu mưu sinh vất vả, chỉ để con được yên tâm ngồitrên giảng đường.

Giấu con, ba đi bán dạo

Làng Đại học Thủ Đức đã quen thuộc với hình ảnh một người đàn ônggầy còm, thấp bé cùng chiếc xe đạp dạo bán hàng rong ngày ngày. Hỏi gia cảnhmới biết ông là dân lao động nhập cư vào thành phố mưu sinh lấy tiền nuôi congái học đại học.

Nói về cô con gái, ông quệt giọt mồ hôi nhễ nhại trên gương mặtkhắc khổ kể giọng đầy tự hào: "Nó tên Trinh, học Trường ĐH Nông Lâm. Cả họtôi có mình cháu nó là đậu đại học….".

Ông tên Tư, quê ở một huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị, vùng quênghèo quanh năm nắng gió khắc nghiệt. Vốn chỉ có một cô con gái duy nhất nênông bà dành hết tình yêu và hy vọng cho con.

Không phụ lòng cha mẹ, tin báo đậu đại học của Trinh đến như mộtgiấc mơ làm xôn xao cả làng quê nghèo yên ả. Ông Tư bồi hồi kể: "Cả nhàtôi hai bên nội ngoại đều ít học. Thật may là cháu nó ham học từ nhỏ. Có nhiềulúc nó định bỏ học vì thấy bố mẹ vất vả quá, tôi cứ phải động viên…".

Ngày trúng tuyển, khi bà con hàng xóm kéo đến chia vui, ông bànhìn nhau lo lắng: "Lấy tiền đâu nuôi con ăn học 4 năm". Hiểu đượcnỗi lo của cha mẹ, Trinh định không nhập học. Thế nhưng người cha đã một lầnnữa động viên con: "Tôi nói dối cháu là bố sẽ vào đó làm công cho mộtngười bà con xa trong thành phố".

Hành trang hai cha con lên đường nhập học chỉ là vài trăm ngànđồng trong túi. "Tôi không biết có lo liệu đủ tiền cho con ăn học khôngnhưng tôi vẫn phải đi với suy nghĩ: bằng mọi giá phải kiếm tiền nuôi con học.Làm bất cứ việc gì cũng được, miễn là không phạm pháp".

Suốt một tuần lang thang, đi đến đâu ông cũng bị lắc đầu từ chốivì người ta chê ông tuổi già. Tình cờ, ông gặp một người đồng hương bán dạo vàđược người này hướng dẫn. Từ đó, ông thuê trọ ở Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) và bắt đầu hành trình bán dạo mắtkính và móc khóa, kiếm tiền nuôi con học.

Để con yên tâm học và không xấu hổ cùng bạn bè, ông giấu kín nghềmình đang làm. "Thỉnh thoảng, tôi có ghé khu vực Làng Đại học này bán hàngđể nhìn con đỡ nhớ nhưng rồi gần giáp mặt cháu tôi lại không dám kêu vì sợ cháumắc cỡ với bạn bè. Tôi dự tính làm nghề này đến khi nào cháu ra trường thì vềquê. Khó khăn cực nhọc mấy tôi cũng không sợ, chỉ sợ trời không cho tôi sứckhỏe để làm lấy tiền nuôi cháu ăn học…".

Người cha nghèo quệt giọt mồ hôi rồi gật đầu chào tôi để kịp đibán trước khi trời tối. Hình ảnh người đàn ông gầy còm đen xạm cùng chiếc xeđạp cọc cạch nhỏ bé dần trong dòng người đông đúc trước cổng Làng Đại học.

Ở giảng đường, giờ này, cólẽ Trinh cũng vừa tan lớp. Cô bạn trẻ hồn nhiên đi cạnh bạn bè, vui chơi, họctập không biết rằng ngoài kia, cha mình đang rong ruổi cùng chiếc xe đạp, nhữngmong bán được nhiều hơn chiếc móc khóa hay một đôi kính, để có thêm tiền gửicho con.

Lên phố ở trọ cùng con

Bạn bè trong lớp vẫn quen với khuôn mặt hay cười của Hồ Thị HàKhánh, sinh viên Trường CĐ Du lịch Sài Gòn. Thế nhưng, ít ai biết đằng sau nụcười trong trẻo ấy là nỗi buồn lặng lẽ.

Để có được những phút giây trên giảng đường, cha mẹ Khánh đã phảihy sinh rất nhiều. Nếu đi dọc đường Kha Vạn Cân, thấy bóng dáng một người phụnữ quẩy gánh hàng rong cùng tiếng rao đều đặn "Ai bún xào… bánhướt!…" thì đó là mẹ của Hà Khánh.

Rời vùng quê Đức Phổ (Quảng Ngãi), Hà Khánh và chị gái vào học ởhai trường cao đẳng ở thành phố. Cha mẹ cũng cùng hai cô con gái lặn lội vàothành phố mưu sinh.

Căn phòng trọ 12 mét vuông trở thành chỗ trú ngụ cho 4 người. HàKhánh ngậm ngùi: "Hằng ngày, mẹ Khánh phải dậy sớm từ 3h, chuẩn bị mọi thứxong xuôi là quảy đi bán. Khoảng 3h chiều mới về. Bố chạy xe ôm ở cầu Ông Dầu.Những ngày bố chạy xe ôm, mấy mẹ con lo lắm vì bố quá hiền lành. Có lần bị cônđồ trấn xe, bố bị thương ở chân, mấy mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc…".

Ngày ấy, đôi quang gánh oằn trĩu hai vai đi khắp hang cùng ngõ hẻmkhiến mẹ Hà Khánh mắc chứng viêm khớp. Nhiều đêm, nhìn mẹ không ngủ được vì đaunhức, cô bạn chỉ biết tự nhủ mình sẽ cố gắng học thật giỏi, sau này đi làm cótiền, đỡ đần lại cha mẹ. Cũng có hôm không phải lên lớp, hai chị em ra phụ mẹgánh hàng bán. "Có phụ mẹ bán hàng mới thấm thía hết nỗi cơ cực mà mẹ phảichịu mỗi ngày!" - Khánh tâm sự.

Kể về những ngày tháng vất vả "theo con lên giảngđường", cô Hồng - mẹ Hà Khánh - nói cười vui vẻ như tất cả những gì đangtrải qua chẳng có gì là gánh nặng: "Những ngày đầu, tôi còn làm bốc vácnữa đấy. Cực lắm và không đủ sức nên chuyển qua bán rau quả, một thời gian thìchuyển qua bán đồ ăn sáng. Tuy cũng vất vả nhưng có tiền cho hai đứa ăn học.

Đến bây giờ, các con đã tìm cách đổi đôi quang gánh thành chiếc xeđẩy cho tôi. Nhờ chiếc xe, tôi cũng đỡ mệt nhiều, đi được xa hơn, bán đượcnhiều hơn. Tôi với ông chồng có vất vả mấy cũng phải gắng sức, nuôi con ăn họcbằng người!". Nụ cười của người mẹ nghèo rạng ngời trên khuôn mặt sạm đen.

***

Trong lòng những sinh viên như Trinh, Khánh… có cuộc sống đầy niềmvui trên giảng đường và một cuộc sống cảm động phía sau giảng đường - nơi cónhững người cha, người mẹ nghèo đang vất vả mưu sinh để được đồng hành cùng controng hành trình kiếm tìm tri thức. Hai cuộc sống ngỡ chừng tương phản, nhưnglại là những mảnh ghép tuyệt vời cho cuộc đời và tình yêu thương. Không phải cổtích, mà vẫn đâu đây rất thật giữa đời thường…

Theo Văn Tiệp, Thủy Nguyên
Sinh Viên Việt Nam
Về Đầu Trang Go down
saobaccuc
Mod
Mod
saobaccuc


Tổng số bài gửi : 150
Điểm : 185
Birthday : 02/12/1989
Join date : 02/10/2010
Age : 34
Đến từ : phía đông vườn địa đàng

Cho con ngồi ở Giảng Đường :(( Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cho con ngồi ở Giảng Đường :((   Cho con ngồi ở Giảng Đường :(( EmptySun Nov 14, 2010 2:00 am

hix!! cảm động quá cry cry .tớ cũng chợt hỏi lại bản thân mình,có biết rằng đêm mình chơi game thì ở quê mẹ đang mất ngủ vì lo cơm áo gạo tiền... hic
Về Đầu Trang Go down
haccongtu_dts
Chém bão
Chém bão
haccongtu_dts


Tổng số bài gửi : 194
Điểm : 232
Birthday : 28/07/1988
Join date : 03/10/2010
Age : 35
Đến từ : Thái Nguyên ( Éo phải dân thường nữa rồi.)

Cho con ngồi ở Giảng Đường :(( Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cho con ngồi ở Giảng Đường :((   Cho con ngồi ở Giảng Đường :(( EmptySun Nov 14, 2010 8:42 am

saobaccuc đã viết:
hix!! cảm động quá cry cry .tớ cũng chợt hỏi lại bản thân mình,có biết rằng đêm mình chơi game thì ở quê mẹ đang mất ngủ vì lo cơm áo gạo tiền... hic

D**. Chém
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Cho con ngồi ở Giảng Đường :(( Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cho con ngồi ở Giảng Đường :((   Cho con ngồi ở Giảng Đường :(( Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Cho con ngồi ở Giảng Đường :((
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» PHÁT BÀI GIẢNG VẬT LIỆU VÀ KHÍ CỤ ĐIỆN
» Cơ Sở Hệ Thống Điều Khiển Quá Trình

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TĐH04 :: Forum :: Chém gió :: Thơ - Văn-
Chuyển đến